Bệnh
trĩ là một căn bệnh khá phổ biên hiện nay. Bệnh trĩ dễ hình thành và cũng dễ chữa
trị nếu phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách. Có không ít người chủ quan với
căn bệnh này, sống thờ ơ không có khoa học nên dẫn đến nhiều tình trạng đáng tiếc.
Người
ta thường nói phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy để phòng bệnh hiệu quả thì cần
phải biết nguyên nhân bệnh trĩ để
phòng tránh. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có 9 nguyên nhân
chính dưới đây các bạn có thể tham khảo.
Nguyên nhân bệnh trĩ |
Căng thẳng và stress
Trong
cuộc sống hiện đại ngày nay con người luôn phải chống chọi với nhiều áp lực.
Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ bị áp lực từ một chất được sản sinh từ não. Chất này khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, hệ tiêu hóa bị
ức chế, hoạt động hậu môn bị giảm lâu ngày dẫn đến bệnh trĩ.
Ít
vận động
Khi cơ thể ít vận đông, ngồi hoặc đứng quá lâu trong nhiều
giờ đồng hồ đặc biệt là những người làm việc văn phòng...sẽ khiến cơ thể nặng nề.
Việc lười vận động khiến máu không được lưu thông tốt, các cơ quan không được
bơm máu liên tục làm giảm độ đàn hồi, cơ thắt hậu môn hoạt động kém. Bên cạnh
đó việc ngồi quá lâu sẽ tác động lên vùng hậu môn dễ gây nên bệnh trĩ.
Bữa
ăn thiếu chất xơ
Chất xơ rất tốt cho cơ thể trong việc phòng chống và điều
trị bệnh trĩ vì nó giúp hệ tiêu hóa bài tiết tốt hơn. Do đó, việc thiếu chất xơ
cũng dễ khiến cơ thể mắc táo bón cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
Cung
cấp nước không đủ cho cơ thể
Nước là thành phần không thể thiếu trong cơ thể mỗi người,
80% cơ thể là nước. Nước hỗ trợ rất nhiều trong các chức năng của cơ thể, giúp
tuần hoàn máu tốt và hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nước cũng giúp quá trình làm mềm
phân hạn chế táo bón. Nếu cơ thể thiếu nước rất dễ mắc các bệnh về da, tiêu hóa
và làm sự co bóp của hậu môn yếu dần hình thành bệnh trĩ.
Phụ nữ mang thai và sinh con
Phụ nữa mang thai và sau sinh là đối tượng dễ mắc bệnh
trĩ nhất. Khi mang thai, người mẹ phải bổ sung nhiều chất đạm và dinh dưỡng, việc
đi lại cũng bất tiện nên ít vận động dễ gây tình trạng táo bón. Đồng thời, vùng
hậu môn phải chịu sức nặng của thai nhi, các tĩnh mạch bị chèn ép và gây nên bệnh.
Phụ nữ sau sinh là nguyên nhân bệnh trĩ |
Bên cạnh đó, trong quá trình sinh con, nếu là sinh thường
người mẹ phải dùng một lực rất lớn để rặn và đưa em bé ra ngoài qua đường hậu
môn. Chính hành động này đã làm cho các tĩnh mạch và mao mạch vùng hậu môn bị
tác động một lực rất mạnh khiến bệnh trĩ nặng hơn. Phụ nữ có thai và sau sinh khá nhạy cảm nên cần có cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai có khoa học và theo hướng dẫn của bác sĩ.
Những
người lớn tuổi
Càng lớn tuổi hệ tiêu hóa càng kém, các cơ quan trên cơ
thể và quanh ống hậu môn bị lõa hóa là suy giảm chức năng. Độ đàn hồi kém không
chịu được tác động mạnh làm cho các tĩnh mạch trĩ bị phình dãn và trượt xuống
vùng hậu môn gây nên táo bón và hình thành búi trĩ.
Táo
bón hoặc tiêu chảy kinh niên
Việc mắc bệnh táo bón hoặc tiêu chảy làm cho tần suất đi
vệ sinh của người bệnh thay đổi liên tục, khó khăn trong việc đại tiện và không
đúng giờ. Điều này làm tổn thường tĩnh mạch gây áp lực lên vùng xương chậu và hậu
môn.
Người
lao động và làm việc nặng thường xuyên
Thường xuyên làm việc nặng là nguyên nhân bệnh trĩ. Khi làm việc nặng, đa phần sức nặng sẽ dồn hết lên vùng hậu môn khiến các
tĩnh mạch ở vùng này bị suy yếu dần. Thời gian dài sẽ mất độ đàn hồi và hình
thành các búi trĩ.
Những nguyên nhân trên đa phần đều là những hoạt động
sinh hoạt và ăn uống hằng ngày. Chính những tác nhân nhỏ này lâu dần sẽ tích tiểu
thành đại và hình thành nên bệnh trĩ mà con người không hề hay biết. Để phòng
tránh và ngăn ngừa bệnh trĩ con người phải cần thay đổi lại thói quen hằng
ngày, thực hiện chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt có khoa học.
Link gốc:
https://phuongphapchuabenhtritphcm.blogspot.com/2018/01/9-nguyen-nhan-benh-tri-ban-can-tranh.html
0 Komentar